Trong trường hợp đề bài hiển thị không chính xác, bạn có thể tải đề bài tại đây: Đề bài
Trong lúc thưởng thức những miếng bánh trung thu bên tách trà đậm vị, thầy Thư và thầy Trung đã cùng thảo luận về đam mê của mình là bộ môn số học. Những con số luôn có sức hút kỳ lạ và có thể giúp những người bận rộn nhất ngồi đàm đạo hàng giờ cùng nhau. Thầy Thư bèn ra một đề bài để thử thách đồng nghiệp của mình như sau: ban đầu, thầy Trung được cho hai số 1 và thầy được thực hiện một hoặc nhiều thao tác
- Mỗi thao tác, thầy Trung được phép chọn một số nguyên dương ~k~ nào đó và nhân ~k~ vào một trong hai số, số còn lại thì nhân thêm ~k^2~. Chú ý rằng lựa chọn này là độc lập giữa các lần, tức là lần trước chọn số này, lần sau có thể chọn số khác đều được.
Thầy Thư đặt vấn đề là liệu rằng có thể tạo ra được hai số nguyên dương ~a, b~ từ các phép biến đổi trên hay không? Bạn hãy cùng thầy Trung hoàn thành thử thách này nhé; nếu trả lời đúng, biết đâu sẽ được tặng những cái bánh ngon bổ dưỡng còn sót lại của mùa trung thu này đấy.
Input
Dòng đầu tiên là số lượng trường hợp thử ~T~, với ~1 ≤ T ≤ 34.10^4~
Mỗi tường hợp kế tếp sẽ bao gồm hai số ~1 ≤ a,b ≤ 10^9~
Output
Ứng với mỗi trường hợp, ghi Yes nếu có thể tạo được cặp số a và b nhờ các thao tác. Ngược lại thì ghi ra No.
Subtask
- Subtask 1 (70 điểm): ~T ≤ 10^3, a, b ≤ 10^5~
- Subtask 2 (30 điểm): Không giới hạn gì thêm
Sample Input 1
4
2 4
75 45
16 16
8 8
Sample Ouput 1
Yes
Yes
No
Yes
Giải thích
Ở cặp số (2, 4), ta có thể chọn ~k~ = 2 và nhân ~(k, k^2)~ vào cặp (1, 1) để thu được (2, 4). Nếu ta chọn tiếp ~k~ = 4 và nhân ~(k^2, k)~ vào thì được cặp (8, 8) như ở ví dụ cuối.
Ở cặp số (75, 45), lần 1 ta chọn ~k~ = 5 và nhân ~(k^2, k)~ vào cặp (1, 1) để được (25, 5); tiếp tục chọn ~k~ = 3 và nhân ~(k, k^2)~ vào để được (75, 45).
Ta có thể chứng minh được không có cách nào để tạo ra cặp (16, 16)..
Bình luận